Khảo sát thành phần flavonoid trong cây Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides L. Asteraceae)
Các tập tin
Ngày
2018
Tác giả
Nguyễn, Thị Kim Liên
Tên Tạp chí
Tạp chí ISSN
Nhan đề tập
Nhà xuất bản
Đại học Nguyễn Tất Thành
Giấy phép
Tóm tắt
Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides (L.) Asteraceae), là một dược liệu được dân gian sử dụng phổ biến để chữa bệnh viêm xoang. Trong số các thành phần hóa học đã được công bố của Cỏ cứt lợn, nhóm hoạt chất flavonoid là nhóm thể hiện hoạt tính kháng viêm đáng kể. Đề tài được tiến hành nhằm mục đích cung cấp cơ sở hóa thực vật cho việc sử dụng Cỏ cứt lợn trong điều trị viêm xoang mũi. Bột dược liệu được ngấm kiệt với ethanol 96%. Dịch chiết ethanol toàn phần được phân chia thành ba phân đoạn bằng cách lắc phân bố với ether dầu hỏa 30 – 60oC (PE), dicloromethan (DCM) và ethyl aceat (EA). Các phân đoạn được định tính bằng thuốc thử flavonoid và phân tích bằng sắc ký cột để tìm flavonoid tinh khiết. Các chất được nhận dạng sơ bộ trên TLC và phân tích bằng phổ UV-Vis và MS. Kết quả cho thấy flavonoid tồn tại trong cả ba phân đoạn, trong đó phân đoạn PE và DCM chứa các flavonoid đã methoxy hóa; phân lập được bốn flavonoid AC1, AC2, AC7 và AC8, sơ bộ xác định được AC7 là một trimethoxyflavon và AC8 là một tetramethoxyflavon..
Mô tả
6 tr.
Từ khóa
Ageratum conyzoides , Cỏ cứt lợn , Flavonoid , Viêm xoang
Trích dẫn
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. (2018). Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành [Journal of Science and Technology - NTTU], (02). ISSN 2615-9015