Phân tích thành phần hóa học và nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố bảo quản của tinh dầu Hương thảo ở tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam
Các tập tin
Ngày
2020
Tác giả
Trần, Thị Kim Ngân
Trần, Thiện Hiền
Ngô, Thị Cẩm Quyên
Lê, Xuân Tiến
Mai, Huỳnh Cang
Nguyễn, Thị Hồng Phúc
Triệu, Tuấn Anh
Nguyễn, Hoàng Thảo Mi
Tên Tạp chí
Tạp chí ISSN
Nhan đề tập
Nhà xuất bản
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Giấy phép
Tóm tắt
Nghiên cứu hóa học của tinh dầu Hương thảo được lựa chọn bằng phương pháp sắc kí khí khối phổ. Tinh dầu Hương thảo là hợp chất thơm dễ bay hơi, chủ yếu được sản xuất bằng cách chưng cất hơi nước từ cây Hương thảo (Rosmarinus officinalis). Hầu hết các mẫu đều chứa một số thành phần đặc trưng phổ biến, chẳng hạn như α-pinene (25.99%), Eucalyptol (17,989%), bicyclo[3.1.1] hept-3-en-2-one (10,78%), Caryophyllene (4,273%), Endo-Borneol (3,823%), Bornyl acetate (5,023%). Kết quả cho thấy tinh dầu Hương thảo Việt Nam có các hợp chất thơm với tỉ lệ cao. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ ràng về sản lượng, thành phần và số lượng các thành phần được xác định. Tối ưu hóa quá trình bảo quản tinh dầu ở điều kiện thường, tối, 4°C, 45°C. Thành phần của tinh dầu không ổn định, luôn thay đổi theo thời gian sinh trưởng của cây, thay đổi theo điều kiện khí hậu, phương pháp chiết xuất, dẫn đến hàm lượng dầu khác nhau. Qua đó mở ra tiềm năng mới cho việc ứng dụng các hợp chất thơm giá trị cao có trong tinh dầu Hương thảo vào sản phẩm mĩ phẩm, nước hoa và dược phẩm.
Mô tả
7 tr.
Từ khóa
Tinh dầu Hương thảo , GC-MS , Hóa lý , Phương pháp sắc kí khí khối phổ , Mĩ phẩm , Dược phẩm
Trích dẫn
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. (2020). Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành [Journal of Science and Technology - NTTU], (09). ISSN 2615-9015