Journal of Science and Technology -NTTU
URI vĩnh viễn cho bộ sưu tập này
Duyệt qua
Đang duyệt Journal of Science and Technology -NTTU theo Tác giả
Đang hiển thị 1 - 5 trong tổng số 5
Kết quả mỗi trang
Tùy chọn sắp xếp
- Tài liệuNghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn chloroform từ lá Cỏ lào (Chromolaena odorata L., Asteraceae)(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Dược), 2020-06-29) Đoàn, Thành Luân; Nguyễn, Đăng Huy; Bùi, Hoàng Minh; Lưu, Huỳnh Ngọc DũngTrình bày Từ 3kg lá cỏ Lào (Chromolaena odorata L.) thu hái tại quận 2, Tp. Hồ Chí Minh, bằng kĩ thuật chiết tách đã thu được 90,22g phân đoạn CHCl3. Phân đoạn này được tách thành 7 phân đoạn phụ bằng sắc kí cột nhanh, trong đó có 3 phân đoạn xuất hiện kết tủa. Bằng kĩ thuật kết tinh phân đoạn thu được 3 chất C1 (144,2mg), C2 (40,0mg), C3 (129,3mg). Dựa vào các dữ liệu phổ (Mass spectrum - MS, Nuclear Magnetic Resonance- 1D-NMR và 2D-NMR), cấu trúc của các chất này được xác định lần lượt là C1 (Quercetin 7,4’ – dimethylether hay Ombuin), C3 (5, 7 – dihydroxy 3’, 4’ – dimethoxyflavon). Riêng C2 vẫn tiếp tục được xác định cấu trúc. Đồng thời, vẫn còn nhiều phân đoạn phụ tiềm năng từ sắc kí cột nhanh phân đoạn CHCl3
- Tài liệuNghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng viêm của các chất phân lập từ phân đoạn chiết dùng CHCl3 của cao rễ cây Dây khai (Coptosapelta flavescens Korth., Rubiaceae)(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2021) Bùi, Hoàng Minh; Bùi, Nguyễn Biên Thùy; Nguyễn, Linh TuyềnCây Dây khai phân bố đặc hữu ở Việt Nam, từ lâu đã được người Hrê sử dụng làm dược liệu điều trị giun sán, viêm khớp, chấn thương. Nghiên cứu này xác định thành phần hóa học của rễ cây Dây khai bằng chiết tách cao rễ Dây khai theo 3 phân đoạn tương ứng với các dung môi CHCl3, EtOAc và n-BuOH. Sản phẩm của phân đoạn chiết với CHCl3 được tiến hành sắc kí cột với silica gel, kết hợp kĩ thuật tinh chế thu được 2 chất C1 và C2. Trên cơ sở dữ liệu phổ khối (mass spectrum – MS) và phổ cộng hưởng tử hạt nhân (nuclear magnetic resonance – NMR), cấu trúc của C1 và C2 được xác định là khung triterpen với tên gọi lần lượt là 3β-O-β-D-quinovopyranosid pyrocincholic acid và acid pyroquinovic. Hai chất này đều có khả năng kháng viêm trên mô hình ức chế NO trên tế bào RAW264.7. Ở nồng độ 30 µM, C1 và C2 cho khả năng ức chế lần lượt là (52,38 ± 0,79 và 20,37 ± 0,53) %. Đây là 2 dẫn chất triterpen mới được phân lập trong rễ cây Dây khai.
- Tài liệuPhân lập thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxi hóa trong lá cây Lá đắng (Vernonia amygdalina Delile, Asteraceae)(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020) Bùi, Hoàng Minh; Dương, Thị Ngọc Huyền; Nguyễn, Thị Mơ; Trịnh, Công Thái3kg Lá đắng (Vernonia amygdalina Del.) được chiết xuất với cồn 96% sau đó lắc phân bố thu được 3 phân đoạn: PE, CHCl3 và EtOAc; trong đó thông qua sàng lọc khả năng chống oxi hóa (Folin-Ciocalteu và thử nghiệm DPPH), phân đoạn EtOAc được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu tiếp theo. 20g phân đoạn EtOAc thông qua các kĩ thuật sắc kí, tinh chế đã phân lập và xác định cấu trúc 3 chất lần lượt là V1 (300mg – Cynarosid) , V2 (30mg – Luteolin) và V3 (41,3mg - Cosmosiin). Cả 3 chất phân lập được đều có khả năng chống oxi hóa tốt trên mô hình DPPH. Trong đó V1 và V2 có tác dụng dọn gốc tự do DPPH mạnh hơn cả chứng dương Rutin (IC50 = 9,47µM) với IC50 lần lượt là 5,8µM và 4,8µM.
- Tài liệuThành phần hóa học phân đoạn ethylacetat từ lá Mạn kinh tử lá đơn (Vitex rotundifolia L.f., Verbenaceae)(Đại học Nguyễn Tất Thành, 2018) Bùi, Hoàng Minh; Trần, Hùng; Nguyễn, Thị Xuân Diệu35g phân đoạn EtOAc từ lá Mạn kinh tử lá đơn được phân tách thành 17 phân đoạn. Từ các phân đoạn này, bằng các kĩ thuật sắc kí, kết tinh phân đoạn đã phân lập được 5 chất: V1 (830,56mg), V2 (23mg) , V3 (30mg), V4 (45,39mg), V5 (17mg). Trong đó, đã xác định được cấu trúc các chất V1 (casticin), V3 (luteolin-7-O-β- glucopyranosid), V4 (luteolin-6-C-β-glucopyranosid), V5 (sitosterol-3-O-β-glucosid). Riêng V2 đang được xác định cấu trúc. Đồng thời còn nhiều phân đoạn từ sắc kí cột quá tải phân đoạn EtOAc có thể phân lập thêm được những chất khác.
- Tài liệuĐặc điểm thực vật học và tác dụng gây độc tế bào của cây Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor. Boraginaceae)(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2022) Nguyễn, Linh Tuyền; Bùi, Hoàng Minh; Bùi, Nguyễn Biên Thùy; Nguyễn, Hà Mỹ VânCho đến nay, đã có khoảng 20 báo cáo trong và ngoài nước nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lí của cây Xạ đen Celastrus hindsii, trong đó nhiều nghiên cứu chỉ ra hoạt tính kháng các dòng tế bào ung thư khác nhau của loài cây này. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cây Xạ đen Ehretia asperula còn rất hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp thông tin khoa học về đặc điểm hình thái và hoạt tính sơ bộ, làm tiền đề cho các nghiên cứu về sau. Lá Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor.) thu hái tháng 12/2020 tại Hòa Bình và được nghiên cứu về đặc điểm thực vật học bằng phương pháp quan sát, mô tả, phân tích so sánh với tài liệu tham khảo; khảo sát hoạt tính gây độc tế bào bằng phương pháp MTT trên dòng tế bào MDA-MB-231. Kết quả chứng minh cao cồn lá Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor.) có tác dụng gây độc tế bào với IC50 trung bình = (114,55 ± 2,24) µg/mL; về đặc điểm hình thái cho thấy, một số đặc điểm đặc trưng như nách lá có lớp lông mỏng, và trên vi phẩu thân, rễ, lá có nhiều tinh thể canxi oxalat hình cầu gai. Những kết quả trên làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về loài Xạ đen.